Vốn chủ sở hữu (VCSH) là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn và DN không phải cam kết thanh toán, do vậy vốn CSH không phải là một khoản nợ.
Tùy theo loại hình DN (Nhà nước, tư nhân,….), VCSH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, có thể quy nguồn hình thành từ ba nguồn sau:
+ Nguồn đóng góp ban đầu và đóng góp bổ sung trong quá trình kinh doanh của các nhà đầu tư:
Đây là nguồn vốn CSH chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn CSH của doanh nghiệp. Về thực chất, nguồn này là do các chủ đầu tư (chủ sở hữu) đóng góp tại thời điểm thành lập DN và đóng góp bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh. Cụ thể:
– Với DN nhà nước: do ngân sách nhà nước giao (cấp).
– Với công ty liên doanh: do các thành viên tham gia liên doanh góp.
– Với công ty trách nhiệm hữu hạn: do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp.
– Với công ty hợp danh: do các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đóng góp.
– Với DN tư nhân: do chủ sở hữu DN (giám đốc) đóng.
+ Nguồn đóng góp bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh:
Thực chất nguồn này là số lợi nhuận chưa phân phối (lợi nhuận lưu giữ) và các khoản trích hàng năm của DN như các quỹ xí nghiệp (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi….).
+ Nguồn vốn CSH khác:
Thuộc nguồn này gồm khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được ngân sách cấp kinh phí, do các đơn vị phụ thuộc nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng xây dựng cơ bản.
Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu:
Để đảm bảo phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ vốn CSH, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:
+ Nguyên tắc minh bạch:
DN có quyền chủ động sử dụng các loại vốn chủ sở hữu hiện có theo chế độ hiện hành nhưng phải hạch toán rành mạch, rõ ràng từng vốn, từng nguồn hình thành, từng đối tượng góp vốn.
+ Nguyên tắc sử dụng:
Nguồn vốn CSH được dùng để hình thành các tài sản của DN nói chung chứ không phải cho một tài sản cụ thể nào cả.
+ Nguyên tắc phân chia:
Trường hợp DN bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu (đơn vị, tổ chức, cá nhân góp vốn) chỉ được nhận phần giá trị còn lại theo tỷ lệ vốn góp sau khi thanh toán các khoản nợ phải trả.
Bài viết liên quan
Phương pháp kế toán chứng từ ghi sổ bắt buộc dịch ra tiếng việt
Đây là nội dung quy định tại Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ...
Cơ chế tự khai & tự nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Cơ chế tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi tổ chức, cá nhân nộp thuế...
Kê khai, nộp và thoái trả tiền thuế thu nhập cá nhân
Đối với cơ quan chi trả thu nhập nếu có hoạt động sản xuất kinh...
Tổng quan về báo cáo tài chính giữa niên độ của 1 năm tài chính
Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm 2 loại: – Doanh nghiệp lập báo...
Nâng cấp phần mềm hỗ trợ kê khai thuế 3.3.3 – HTKK 3.3.3
Nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản HTKK 3.3.3, Khai thuế...
Báo cáo tài chính hợp nhất là gì ? Khái niệm và mục đích
Báo cáo tài chính hợp nhất được bao hàm bởi thuật ngữ “Báo cáo tài...
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI