Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm 2 loại:
– Doanh nghiệp lập báo cáo tài chính theo dạng đầy đủ (Doanh nghiệp nhà nước phải lập báo cáo tài chính quý dạng đầy đủ) thì áp dụng Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, và một số quy định tại Chuẩn mực kế toán số 27 “BCTC giữa niên độ”.
– Doanh nghiệp lập báo cáo tài chính theo dạng tóm lược thì áp dụng Chuẩn mực kế toán số 27 “BCTC giữa niên độ” và hướng dẫn nội dung sau: Mẫu biểu và các chỉ tiêu trong BC TC giữa niên độ thực hiện theo mẫu biểu và các chỉ tiêu trong chế độ báo cáo tài chính năm ban hành theo chế độ kê toán doanh nghiệp hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính).
Doanh nghiệp nhà nước phải lập báo cáo tài chính quý dạng đầy đủ khi nộp BCTC cho các cơ quan quản lý nhà nước. Các doanh nghiệp khác khi tự nguyện lập BCTC quý dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược thì thực hiện theo phần hướng dẫn có liên quan của Thông tư này. Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán khi lập BCTC giữa niên độ thực hiện theo phần hướng dẫn có liên quan của Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 và các quy định khác theo pháp luật về thị trường chứng khoán; công ty mẹ niêm yết trên thị trường chứng khoán thì lập BCTC quý của công ty mẹ và báo cáo tài chính tổng hợp quý của công ty mẹ và các công ty con. Từ báo cáo tài chính năm 2008 công ty mẹ phải lập BCTC quý hợp nhất.
Xem thêm: Báo cáo tài chính hợp nhất là gì ?
Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán (đầy đủ, tóm lược);
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (đầy đủ, tóm lược);
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (đầy đủ, tóm lược);
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc.
Kỳ lập BC TC giữa niên độ hàng quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).
B.C.T.C giữa niên độ phải lập đúng hình thức, nội dung, phương pháp và trình bày phải nhất quán giữa các kỳ kế toán, nếu có nội dung khác thì phải giải thích ở bản Thuyết minh báo cáo tài chính. Các nội dung trình bày trên mỗi báo cáo tài chính giữa niên độ tối thiểu phải bao gồm các đề mục và số cộng chi tiết được trình bày trong mỗi báo cáo tài chính năm gần nhất tương ứng và bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc.
Việc lập và trình bày B.C.T.C giữa niên độ cũng phải tuân thủ các yêu cầu và nguyên tắc quy định trong chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”.
Khi điều chỉnh BCTC giữa niên độ doanh nghiệp phải áp dụng chính sách kế toán nhất quán cho một loại giao dịch cụ thể. Trường hợp doanh nghiệp tự nguyện thay đổi chính sách kế toán vào giữa năm tài chính thì doanh nghiệp phải áp dụng phương pháp hồi tố, tức là phải điều chỉnh lại báo cáo tài chính các quý trước.
Bài viết liên quan
Phương pháp kế toán chứng từ ghi sổ bắt buộc dịch ra tiếng việt
Đây là nội dung quy định tại Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ...
Cơ chế tự khai & tự nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Cơ chế tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi tổ chức, cá nhân nộp thuế...
Kê khai, nộp và thoái trả tiền thuế thu nhập cá nhân
Đối với cơ quan chi trả thu nhập nếu có hoạt động sản xuất kinh...
Nâng cấp phần mềm hỗ trợ kê khai thuế 3.3.3 – HTKK 3.3.3
Nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản HTKK 3.3.3, Khai thuế...
Báo cáo tài chính hợp nhất là gì ? Khái niệm và mục đích
Báo cáo tài chính hợp nhất được bao hàm bởi thuật ngữ “Báo cáo tài...
Ý nghĩa về kinh tế, pháp lý của bảng cân đối kế toán
Ý nghĩa về kinh tế, pháp lý của Bảng cân đối kế toán là một...
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI