Đây là nội dung quy định tại Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ… Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác không phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Cụ thể, các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt; những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Đối với những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ; Tên đơn vị và cá nhân lập; Tên đơn vị và cá nhân nhận; Nội dung kinh tế của chứng từ; Chức danh của người ký trên chứng từ… Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt; bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
Hiệu Iực thi hành và tổ chức thực hiện:
- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2016. Các doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái quy định tại Điều 1 Thông tư này cho Báo cáo tài chính năm 2015.
- Các quy định khác về tỷ giá tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Thông tư này.
- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các doanh nghiệp thông báo cho Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Riêng với các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác, không phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Về nguyên tắc kế toán, Thông tư quy định khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh, giá vốn của chứng khoán kinh doanh được xác định theo một trong các phương pháp nhập trước xuất trước hoặc bình quân gia quyền. Doanh nghiệp phải áp dụng nhất quán phương pháp đã chọn để tính giá vốn của chứng khoán kinh doanh trong năm tài chính; trường hợp thay đổi phải trình bày và thuyết minh theo quy định của chuẩn mực kế toán.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký; áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2016.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cấp GPLĐ cho người nước ngoài qua mạng
Từ ngày 2.10, việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài...
Th9
Hướng dẫn về việc cấp lại sổ BHXH và thẻ BHYT theo mã số BHXH
BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn 3340/BHXH-ST hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành...
Th8
Mức lương, thưởng cho người lao động dịp 2 – 9 – 2017
Tổng tiền lương người lao động được hưởng trong ngày làm việc 2/9/2017 ít nhất...
Th8
Khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu như thế nào?
Ngày 06/03/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 20/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ...
Th7
Quy trình Doanh nghiệp cần làm để bàn giao sổ BHXH cho NLĐ
Quy trình Doanh nghiệp cần làm để bàn giao sổ BHXH cho NLĐ Theo nhiệm...
Th7
Quy định về cách ghi nhãn, mác của hàng hóa
Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung gồm: Tên...
Th7
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI